Phân hóa học được xem là đòn bẩy cho sự phát triển của cây trồng, giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng phân hữu cơ lại là nền tảng để duy trì sức khỏe của đất, giúp cây trồng phát triển bền vững. Mỗi loại phân bón đều có mặt lợi hại riêng, bải viết so sánh phân hóa học và phân hữu cơ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Nhìn chung, chúng ta đã thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất trong năm và sử dụng quá nhiều phân hóa học đã làm cho hàm lượng chất hữu trong đất bị suy giảm đi đáng kể. Nếu chỉ có lấy đi (thu hoạch) mà không có bù vào thì lâu ngày đất đai sẽ bị cằn cỗi, bạc màu và sẽ không còn đảm bảo được năng suất như trước nữa.

Hàm lượng chất hữu cơ có liên quan tới sức khỏe của đất, khi đất đai “bị chết”, tất cả các tính chất hóa học, vật lý, sinh học của đất cũng bị suy giảm. Để hồi phục đất trồng thì chúng ta cần phải “trả lại” nguồn chất hữu cơ vào trong đất. Bằng cách bón phân hữu cơ và phân vi sinh, đất đai sẽ dần hồi phục, tạo nền tảng cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phân hữu cơphân vi sinh, sẽ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng không phát triển. Do đó, chúng ta cần sử dụng cân đối giữa phân hữu cơ, phân vi sinhphân vô cơ để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cây trồng.

Bảng so sánh phân hóa học và phân hữu cơ

Đặc điểmPHÂN HÓA HỌCPHÂN HỮU CƠ
Nguồn gốcĐược tổng hợp hoặc được khai thác từ các mỏ khoáng ngoài tự nhiên.Từ các loại chất thải (phân thải, rác thải,…) hoặc từ xác bã thực vật, sinh vật ngoài tự nhiên.
Thành phầnLà những chất vô cơ trong tự nhiên hoặc được tổng hợp có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng gồm: N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, B, Zn,…Gồm các hợp chất hữu cơ như Humic, Fulvic, acid amin, đường mía,…
Phân loạiTheo nhu cầu: Đa lượng/trung lượng/vi lượng
Theo thành phần: Phân đơn/phức hợp/hỗn hợp/vi lượng.
Theo nguồn gốc: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bắc…
Theo thành phần: Phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân vi sinh…
Tác động lên cây trồngCây dễ dàng hấp thu, mang lại hiệu quả tức thời. Có thể bón bằng cách rải gốc, phun qua lá, tiêm mạch gỗ, quét lên thân…Cây không thể sử dụng ngay, cần được phân giải bởi vi sinh vật, hiệu quả lâu dài. Chủ yếu được bón qua gốc để cải tạo đất trồng.
Tác động lên môi trường– Làm giảm lượng VSV có trong đất.
– Ảnh hưởng tới độ pH đất.
– Có thể gây ngộ độc nếu bón quá liều.
– Gây ô nhiễm môi trường.
– Thức ăn cho hệ vi sinh vật trong đất
– Là “kho chứa” giúp lưu trữ dinh dưỡng
– Làm hệ đệm, giúp ổn định pH.
– Cải thiện đặc tính sinh, lý và hóa của đất
– Không gây ô nhiễm tới môi trường.
Ưu điểm– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
– Tác dụng tức thời, hiệu quả cao
– Dễ dàng sử dụng
– Duy trì sức khỏe của đất
– Không ảnh hưởng xấu tới môi trường
– Cải thiện chất lượng nông sản
– Hiệu quả lâu dài, bền vững
Nhược điểmGây thoái hóa đất khi sử dụng quá nhiềuCần phải xử lý kỹ để tránh mầm bệnh.

Cua Gạo Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *