Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chúng ta có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng bằng bằng các loại Thảo mộc rất thân thiện với cuộc sống hằng ngày như tỏi, ớt, gừng, nha đam/lô hội, củ nén/hành tăm… Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm thuốc trừ sâu sinh học.

Hầu như ai cũng biết rằng, sử dụng thuốc hoa học độc hại như thế nào, vừa làm tổn hại tới sức, vừa ảnh hưởng tới môi trường và còn tiêu diệt các loài sinh vật đối kháng có lợi trong tự nhiên. Tự làm thuốc trừ sâu sinh học vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không tổn hại tới sức khỏe người thân trong gia đình.

Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây dược liệu, có thành phần bên trong chứa các hoạt chất có tác dụng lên các loài côn trùng gây hại, từ đó giúp cây trồng không bị tổn hại. Những loại cây này có thể được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học rất hiệu quả, an toàn và giá thành rẻ.

Sau đây, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng gừng, tỏi, ớt để làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà.

Nội dung bài viết

I – Nguyên liệu sử dụng

Trong thành phần của gừng, tỏi, ớt có chứa hàm lượng các chất tinh dầuhoạt chất khá mạnh, gây tác động đến các bộ phận của côn trùng như da và mắt, khiến cho chúng bị giảm sự hoạt động đi đáng kể, nếu sử dụng với liệu lượng nhất định có thể gây chết sâu bọ. Cụ thể công dụng bao gồm:

  • Gừng: Với hàm lượng tinh dầu và chất cay giúp phòng trừ sự tấn công của sâu hại như rầy, rệp, bọ trĩ,… Đặc biệt là hoạt chất Zingeron có tác dụng lên hệ tiêu hóa của các loài sâu bọ và côn trùng, làm cho chúng chán ăn, đồng thời gây ức chế sự phát triển của chúng.
  • Tỏi và hành tây: Mùi hăng của tỏi và hành tây có tác dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả, nên phun xịt thường xuyên để phòng sự tấn công của bọ trĩ, nhện đỏ, sâu đục thân,… Bên cạnh đó, tỏi và hành cây còn có chứa tinh dầu giúp tiêt diệu vi khuẩn, virut và nấm hại.
  • Ớt: Vị cay của quả ớt được cho là do hoạt chất Capsaicin gây nên, đây là một hoạt chất có thể gây nóng và bỏng rát khi chạm vào, do nó tác động lên hệ thần kinh. Capsaicin có thể làm tê liệt các loài côn trùng và sâu bọ khi sử dụng với một liều lượng nhất định.

Hơn nữa, bên trong gừng, tỏi, ớt còn có chứa rất nhiều loại axit amin, vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Đặc biệt, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được chế từ gừng, tỏi, ớt sẽ hạn chế được tính kháng thuốc của côn trùng và sâu hại.

Các lưu ý trước khi làm

– Bình nước suối 20l (tuyệt đối không sử dụng bình/hũ bằng thủy tinh, sành hay sứ. Vì trong thời gian lên men, vi sinh vật hoạt động phân giải nguyên liệu hữu cơ sẽ sinh ra khí làm căng phồng bình/hũ).

– Nên đặt bình/hũ ủ tại nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong suốt quá trình lên men. Vì ánh nắng trực tiếp hay nhiệt độ cao có thể sinh ra vi sinh vật có hại nhiều hơn vi sinh vật có lợi. Gây hư hỏng mẻ ủ.

Cách làm GE đơn giản với nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí. Nhưng để có thành phẩm đạt chất lượng cao và an toàn trong thời gian ủ 3 tháng

II – Cách làm thuốc trừ sâu sinh học

Để có được một mẻ thuốc trừ sâu sinh hoạt đạt chất lượng, mang lại hiệu quả cao, phải cần thời gian điều chế lên tới 3 tháng. Tuy nhiên, nó rất an toàn với sức khỏe và giúp tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, dễ tìm và giúp tiết kiệm chi phí. Một mẻ thuốc cần các loại nguyên liệu sau:

Nguyên liệu

  • Nước sạch: 20 lít (Nước máy khử clo.)
  • Mật rỉ đường: 1 kg (hoặc 1,5 lít nước mía)
  • Dấm gạo: 1 lít
  • Rượu gạo: 1 lít
  • Ớt: 2 kg
  • Tỏi/hành tím: 1 kg
  • Gừng: 1 kg
  • Sả: 1 kg
  • Chế phẩm vi sinh: 50 gram (hoặc IMO)

Cách pha chế

Bước 1: Hòa tan hoàn toàn mật rỉ đường với 10 lít nước.

Bước 2: Đổ dấm, rượu và chế phẩm vi sinh vào.

Bước 3: Rót dung dịch hỗn hợp vào thùng nhựa, sau đó đậy nắp kín trong 3 ngày.

Bước 4: Sau 3 ngày, cho gừng, tỏi, tớ đã xay nhỏ cho vào thùng nhựa. Sau đó đổ lượng nước còn lại vào thùng, nhớ chừa lại một khoảng cách với nắp bình, để tránh nước không bị tràn ra.

Bước 5: Đặt thùng nhựa tại nơi mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Bước 6: Cứ 5-7 ngày mở nắp kiểm tra định kì, xả bớt khí gas, sau đó đậy chặt lại như cũ. Thời gian ủ cần khoảng 90 ngày mới có thể sử dụng được. Mẻ ủ thành công sẽ có mùi thơm, ngọt của mùi ester/rượu.

Bước 7: Sau khi hoàn thành, tiến hành lọc và đựng thành phẩm trong chai/hũ nhựa.

Cách sử dụng

Không sử dụng chung với bất kỳ loại thuốc hóa học nào. Thời gian hiệu lực có thể không nhanh bằng các loại thuốc hóa học, nên cần phải kiên trì, sử dụng đúng liệu lượng để tránh làm cháy lá và đọt non. Trước khi sử dụng nên lọc cặn, lắng bã để tránh làm tắc đầu phun. Nên phun thuốc trừ sâu sinh học vào lúc trời mát mẻ và phun đều hai mặt lá, nhất là mặt dưới lá.

Phun phòng: Pha loãng trong nước theo tỷ lệ 1/500 (với cây con 1:500-1,000) để phun ướt cây.

Phun xử lý: Pha loãng với tỷ lệ 1/200. Bắt đầu phun sau khi nảy mầm, trước khi sâu bệnh xuất hiện, nên phun Dung dịch trừ sâu sinh học thảo mộc thường xuyên, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi mưa to.

Cách bảo quản

Dung dịch thuốc trừ sâu sinh học cần được bảo quản nơi tối, mát mẻ, có nhiệt độ ổn định. Không được để trong tủ lạnh hoặc dưới ánh nắng mặt trời. Thời hạn sử dụng là vô hạn, do lượng vi sinh vật bên trong vật còn nhưng có mật độ thấp và tiếp tục hoạt đọng.

GE tỏi ớt gừng sả có thời gian sử dụng là vô hạn. Nên đựng GE thành phẩm trong bình/chai nhựa. Vì sau khi thu hoạch, vi sinh vật trong GE vẫn còn với mật độ thấp hơn và tiếp tục hoạt động.

Cua Gạo Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *