Hoa hồng có thể nhân giống được bằng cách cắm cành giâm, và phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà một cách đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được và có thể thực hiện với bất kì giống hoa hồng nào. Hãy cùng tìm hiểu cách giâm cành hoa hồng qua bài viết này nhé.
So với chiết cành hoa hồng thì phương pháp giâm cành đơn giản hơn rất rất nhiều. Bạn chỉ cần có một nhánh hoa hồng là có thể thực hiện được mà thậm chí không cần dùng tới thuốc kích rễ. Mặc dù đơn giản như vậy nhưng lại có rất ít người có thể thực hiện giâm cành hoa hồng thành công. Đó là bởi bạn vẫn chưa hiểu rõ được bản chất của việc giâm cành. Quan trọng hơn là đang thiếu niềm tin.
Giâm cành hoa hồng cần phải có một khoảng thời gian nhất định để chúng hình thành bộ rễ, nhưng vì quá nóng vội nên bạn cứ liên tục kiểm tra, rồi “lôi đầu” chúng lên khiến nhánh cây bị chết trước khi ra rễ. Và có rất nhiều yếu tố tác động khiến cho tỷ lệ thành của bạn luôn thấp, đó chính là chất lượng giá thể, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ. Trong đó, độ ẩm là quan trọng nhất.
Nếu bạn đang muốn thử sức với cách nhân giống hoa hồng này thì cũng có thể thử nghiệm xem sao. Có thể thử với cành hoa hồng được mua ngoài chợ về vì về cơ bản thì chúng cũng là thực vật.
- Xem thêm: Cách chiết cành hoa hồng
Nội dung bài viết
I – Nguyên lý giâm cành hoa hồng
Cơ sở khoa học của việc cho phương pháp giâm cành chính là quá trình nguyên phân và tính toàn năng của tế bào thực vật. Hiểu nôm na là từ một tế bào gốc của thực vật (hoa hồng) có khả năng phân chia thành nhiều tế bào khác nhau, khi chúng nhận được chất dinh dưỡng, và tế bào này có thể hình thành nên bất kì một bộ phận nào của cây như rễ, thân và lá.
Khi cắt cành, chúng ta tách ra khỏi cây mẹ một “tập đoàn tế bào gốc”, bên trong đó vẫn còn một lượng chất hữu cơ, nước, dinh dưỡng khoáng,… đang lưu thông bên trong mạch rây và mạch gỗ. Từ nguồn “tế bào gốc” này, cùng lượng chất nhựa trên, chúng ta sẽ đưa vào một môi trường thích hợp để “tập đoàn tế bào gốc” này phân chia thành bộ rễ mà mình mong muốn.
Bên trong cành chiết sẽ có chứa một lượng chất hóc-môn ra rễ Auxin có xu hướng di chuyển xuống dưới, khi gặp vị trí bị cắt thì lượng hóc-môn này sẽ “dồn toa” tại đây, và chúng bắt đầu thực hiện chức năng của mình là thúc đẩy “tế bào gốc” tại vị trí này phân hóa thành rễ cây. Điều kiện để “tế bào gốc” phân hóa thành rễ cây là môi trường phải đủ tối và đủ ẩm. Do đó, cắm cành giâm xuống giá thể sẽ giúp tạo môi trường phù hợp để cành giâm ra rễ.
II – Kỹ thuật giâm cành hoa hồng
1 – Các yếu tố ảnh hưởng
1.1 – Đất trồng
- Dinh dưỡng
Khi giâm cành thì rễ sẽ mọc ra từ vết cắt, và những chiếc rễ đầu tiên là rễ lớn. Chức năng của rễ này là để hút nước. Sau 1 thời gian mới bắt đầu mọc thêm rễ con ( khoảng 1 tháng từ khi giâm), rễ con mới bắt đầu hút chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu như ngay từ khi bắt đầu giâm, chúng ta đã sử dụng đất chứa nhiều dinh dưỡng là hoàn toàn vô tác dụng, thậm chí còn làm rễ lớn mới mọc bị xót và chết, trước khi ra rễ con khiến thân bị thối đen.
- Độ tơi xốp
Đất quá xốp cũng không thực sự tốt cho cành giâm. Khi cắm cành giâm, thời điểm ra rễ rất quan trọng và cần phải đảm bảo cành cắm được ổn định. Đất quá xốp sẽ làm cành giâm không được ổn định chắc chắn, rễ bị lung lay khi gặp tác động bên ngoài như gió, tưới nước, tay người chăm…
- Mức độ sạch
Đất không sạch là tối kỵ nhất. Đất thịt sử dụng khi giâm cành là đất thịt khô, không nhiễm hóa chất độc hại, không ẩm mốc. Vì nếu đất không sạch, cành giâm sẽ bị thối đen trước khi ra rễ. Đặc biệt đất trồng lúa cũng ko tốt để giâm cành vì đất đã qua nhiều lần phun thuốc cho cây lúa nên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn đọng lại trong đất là rất lớn
1.2 – Nước tưới và độ ẩm
Đây là yếu tố bị bỏ qua nhiều nhất. Nước ở những khu đô thị, thành phố phần lớn đều được khử khuẩn bằng chất tảy để đảm bảo sạch hơn cho con người. Điều đó tốt cho người nhưng không hề tốt cho cây trồng, đặc biệt là cành hoa hồng giâm. Nhiều anh chị thắc mắc tại sao làm đúng theo hướng dẫn mà vẫn ko thể thành công, thì lý do là vì nước đó.
Yếu tố thứ 2 liên quan đến nước đó là chúng ta tưới nước quá máy móc, ngày nào cũng tưới 1 đến 2 lần mà không cần quan tâm đến tình trạng thực tế của đất giâm. Đất khô một chút thì cành giâm vẫn có tỷ lệ thành công cao hơn với đất ẩm ướt, vì ướt quá đồng nghĩa với úng và nấm.
1.3 – Dụng cụ cắt cành
Kéo cắt cành giâm quá bẩn và cùn sẽ làm cho cành bị dập, nhiễm bẩn ngay từ lúc cắt, chưa để đến sử dụng dao kéo bị rỉ cắt cành thì gần như 100% cành giâm không thành công.
Khi cắt cành to khỏi cây, chúng ta dùng dao kéo sắc được nhúng qua nước sôi hoặc cồn sát khuẩn, cắt dứt khoát. Đến khi cắt những cành nhỏ, nên sử dụng dao lam mảnh, cắt góc 45 độ. Dao lam rất sắc nên sẽ ko làm cành giâm bị dập nát.
1.4 – Nguồn ánh sáng
Hoa hồng rất cần ánh sáng, tuy nhiên cành giâm lại không như vậy. Nếu đặt cành giâm dưới ánh nắng trực tiếp làm cây bị mất nước rất nhanh, trong khi thời gian đầu cành giâm chưa có rễ để hút nước, nên phần lớn lượng nước và dinh dưỡng tích trữ sẽ bị thất thoát. Đây là lý do khiến cho cành giâm bị khô héo và chết trước khi ra rễ. Do đó, hãy đặt chậu giâm vào nơi bóng râm, ít gió, và khi tưới thì tưới 1 ít nước lên lá nhé.
1.5 – Độ sâu cắm cành giâm
Cắm cành giâm sâu quá sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của cành với đất, làm tăng khả năng úng thân và chết cành. Vì vậy với mỗi cành giâm em chỉ thường cắm sâu 1 cm, còn những cành dài khoảng 15 đến 20cm thì nên cắm sâu khoảng 1,5 cm.
2 – Công thức đất
Có thể sử dụng 2 phần đất tự nhiên (Phù sa, đất đỏ bazan…) + 1 phần trấu hun. Trộn đều với nhau sau đó cho vào chậu, tưới đẫm nước và phơi nắng. Thời gian phơi nắng trực tiếp từ 2 tuần đến 1 tháng, điều này giúp đất trồng loại bỏ nấm bệnh và đảm bảo sạch bệnh trước khi sử dụng.
Công thức này có đủ lượng thành phần đất tự nhiên để giúp cây ra rễ, nhưng lại không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian đầu, đồng thời đảm bảo được đủ độ thông thoáng để khiến cành giâm không bị hỏng do thối thân.
Sau một thời gian thì trấu hun bắt đầu phân hủy thành chất dinh dưỡng, đảm bảo lượng dinh dưỡng vừa đủ để khi rễ con mọc ra có thể phát triển đầy đủ. Có thể dùng những loại phân hữu cơ nghèo dinh dưỡng hoặc phân giải chậm để thay thế cho trấu hun.
3 – Cách giâm cành hoa hồng
- Bước 1: Cắt tỉa
Cắt chéo ngay dưới nách lá (mắt mầm của cây), làm sao cho nách lá nằm ở vị trí vát chéo (mắt mầm là nơi chứa nhiều mô phân sinh thuận lợi cho việc ra rễ của cây). Vết cắt thứ 2 nằm ở trên nách để 2 lá chét cũng vát chéo y như trong hình.
- Bước 2: Lựa chọn vị trí
Tiếp theo bạn hãy chọn vị trí có điều kiện thuận lợi nhất để giâm cành. Nơi đó phải có đầy đủ ánh nắng nhưng không quá gay gắt và gần các nguồn nước để giúp duy trì độ ẩm. Để giâm cành bạn phải chuẩn bị hỗn hợp gồm đất, cát và đá trân châu tạo thành các luống hoặc cho vào chậu. Sau đó sử dụng dụng cụ làm vườn đánh thật tơi đất.
- Bước 3: Giam cành
Tiến hành giâm cành xuống đất: Bạn hãy dùng que để chọc một lỗ xuống đất khoảng 8 đến 10 cm. Sau đó, nhẹ nhàng cắm cành hồng vào lỗ tối đa đến nửa chiều dài. Tiếp đến nén đất xung quanh để cây đứng vững. Cuối cùng, bạn thực hiện tưới nước đều đặn mỗi ngày để giúp rễ cây phát triển nhanh chóng.