Chưa cần phải dùng tới bất kỳ một loại phân bón nào hay kích thích sinh trưởng, chỉ với một nền đất tốt, hệ vi sinh vật hoạt động mạnh là đã có thể giúp cho bộ rễ phát triển ngon lành. Do đó, phân vi sinh ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Khi sử dụng kích rễphân bón thúc (phân vô cơ), cây trồng thường sẽ phát triển rất sung sức trong giai đoạn đầu, mang lại cảm giác hiệu quả tức thì, nên hầu như ai cũng ưu chuộng sử dụng. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển “thần tốc”, cây trồng lại rất dễ bị nhiễm bệnh, mà vòng đời thì càng ngày càng ngắn lại.

Đó là tác hại của việc làm dụng phân bón vô cơ, lại ít bổ sung phân hữu cơhệ vi sinh vật không được chú trọng, lâu dần gây thoái hóa môi trường đất, giảm độ phì nhiêu và độ pH đất bị tụt thấp. Bên cạnh đó, các loại thuốc sâu, thuốc nấm cứ được phun xịt đều đặn hàng năm khiến cho đất phải gồng mình tiếp nhận đủ các loại chất độc, khiến cho hệ vi sinh vật dần biến mất.

Nếu đã từng trải nghiệm trồng cây trên những loại đấy này sẽ nhận thấy được ngay, trồng được cả tháng nhưng nó vẫn cứ im re, không có gì thay đổi, có cây thì không phát được, ngọn bị vàng lá gân xanh, còi cọc… Nhưng có mấy ai biết được, muốn cho cây phát triển tốt, chống lại bệnh tật, giảm lượng phân bón, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải có một bộ rễ khỏe mạnh, ăn sâu và vươn xa.

Nên xem đất như là một thực thể sống, cần nuôi dưỡng nó bằng một hệ vi sinh vật khỏe mạnh. Thế giới của VSV thật sự rất huyền ảo, nếu biết ứng dụng nó vào trồng trọt, sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ cho chính bản thân và góp phần tạo ra môi trường sạch, bền vững.

Nội dung bài viết

I – Phân vi sinh là gì?

Không như các loại phân hóa học hay phân hữu cơ, phân vi sinh không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, mà nó là một dạng chế phẩm vi sinh có chứa các loài vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn với mật độ phù hợp. Nhờ vào sự hoạt động của chúng giúp tạo ra các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hệ vi sinh vật cũng có thể tạo các hoạt chất sinh học giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Trong tự nhiên, các loài vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, chúng sống trong đất, nước và vùng rễ cây có vai trò rất quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây và đất trồng. Vi sinh vật tham gia vào hầu hết mọi quá trình xảy ra trong đất từ quá trình mùn hóa, khoáng hóa chất hữu cơ, quá trình phân giải, cố định hợp chất vô cơ… Có thể chia hệ vi sinh vật dùng trong nông nghiệp thành thành 3 nhóm:

  • Thứ nhất là nhóm vi sinh vật cải tạo và bối dưỡng đất, có chứa các loại nấm, vi khuẩn có lợi.
  • Thứ hai là nhóm vi sinh vật phân giải chất hữu cơ giúp phân hủy chất hữu cơ như phân chuồng, xác bã thực vật,…
  • Thứ ba là nhóm vi sinh đối kháng có tác dụng phòng trừ dịch hại trên cây trồng

Các oại phân bón vi sinh đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là phân vi sinh cố định Đạm (phân đạm sinh học) và phân vi sinh phân giải Lân khó tan (phân lân sinh học). Bên cạnh đó còn có dòng phân vi sinh có tác dụng kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật và một số loại phân vi sinh chức năng.

II – Các loại phân vi sinh

1 – Phân vi sinh cố định Đạm (N)

Nitơ (N2) là một loại nguyên tố trơ về mặt hóa học, chúng sẽ không thể liên kết với nguyên tố khác nếu không có chất xúc tác hay trong điều kiện đặc biệt. Trong khi đó, cây chỉ hấp thụ Đạm (N) dưới dạng NH4+, NO2 hoặc NO3 . Do đó, lượng nitơ (N2) trong không khí sẽ cần phải thông qua quá trình chuyển hóa thành dạng dễ tiêu.

Trong tự nhiên, Nitơ (N2) liên tục được chuyển hoá thông qua một chu trình khép kín nhờ các tác động sinh học và hoá học khác nhau, trong đó sự hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất đóng một vai trò rất quan trọng. Nhóm vi sinh vật có khả năng chuyển hóa khí Nito (N2) trong không khí này được gọi là vi sinh vật cố định đạm.

Đầu tiên khí Nito (chiếm 78,16% thể tích không khí) sẽ được chuyển hóa thành đạm Amon (NH4+), sau đó chuyển hóa thành dạng NO2NO3 . Căn cứ vào đặc điểm của các loại vi sinh vật và mối quan hệ của chúng đối với cây trồng, vi sinh vật cố định đạm được chia thành các loại cộng sinh, tự dohội sinh.

Phân vi sinh cố định đạm sẽ được cấy một trong những loài vi sinh vật cố định đạm có tên là Azospirillum, Azotobacter, Agrobacterium, Arthrobacter, Flavobacterium, Serratia, Klebsiella, Enterobacter

2 – Phân vi sinh phân giải Lân (P)

Lân chính là nguyên tố Photpho (P) có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cây trồng, do đó nhu cầu về Lân là rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình bón phân Lân (P) vào trong đất, một lượng phân Lân (P) sẽ bị “khóa chặt” do tác động của nguyên tố Nhôm và Sắt, khiến cho cây trồng không thể hấp thụ được phân Lân.

Để giải quyết được tình trạng “khóa chặt” này, chúng ta sẽ cần tới những loài vi sinh vật phân giải lân (hay vi sinh vật chuyển hóa lân, huy động lân). Chúng là những loài vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành dạng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng. Các loài VSV có khả năng phân giải lân khó tan có thể là vi khuẩn, nấm mốc và nấm men.

Vi sinh vật phân giải lân không chỉ là các loài VSV chuyển hoá lân khó tiêu, mà chúng còn bao gồm cả các loài VSV có khả năng khoáng hóa lân hữu cơ tạo thành nguồn Lân dễ tiêu cung cấp cho cây trồng.

Phân vi sinh phân giải Lân sẽ được cấy một trong những loài vi sinh vật phân giải lân như là Bacillus, Pseudomonas,Mycorhiza, Candida, Micrococus, Flavobacterium…

3 – Phân vi sinh phân giải Silicat

Nguyên tố Silic (Si) có ảnh hưởng lên khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng, giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Đồng thời sự có mặt của nguyên tố Silic còn làm tăng độ rắn chắc của vách tế bào, giữ cho lá cứng chắc, tiếp nhận ánh sáng nhiều hơn và giúp cây trồng kháng lại sự tấn công của nấm bệnh và một số côn trùng cắn hút.

Phân bón vi sinh dựa trên một chủng vi khuẩn có lợi xuất hiện trong tự nhiên thuộc chi Bacillus đượcphân lập từ mỏ đá granit có tên là Bacillus circulans. Loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra axit hữu có trong quá trình hoạt động trao đổi chất. Chất axit hữu cơ này có tác dụng thúc đẩy quá trình thủy phân làm cho sicicat trở thành dạng hữu hiệu cho cây trồng hấp thu.

Ngoài ra, trong tự nhiên còn có các chủng vi sinh khác có công dụng tương tự như là: Bacillus megaterium var. phosphaticum, Bacillus subtilis, Bacillus mucilaginousPseudomonas striata.

4 – Phân vi sinh hoạt động vùng rễ

Trong tự nhiên vốn đã có rất nhiều cơ chế sinh học thú vị, nếu biết ứng dụng thì không cần tới một giọt phân hóa học cũng có thể mang lại hiệu quả bất ngờ. Nền tảng của cây trồng chính là bộ rễ, với một bộ rễ khỏe mạnh, mọc dài và hệ lông mao mọc ra tua tủa thì cây trồng sẽ hút được nhiều nước, dinh dưỡng hơn, từ đó giúp chúng phát triển khỏe mạnh.

Để làm được điều đó thì không thể nào thiếu đi sự cộng sinh của các loài vi sinh vật hoạt động vùng rễ. Nhờ có sự hoạt động của loài vi sinh vật vùng rễ này mà bộ rễ có thể phát triển vươn dài và kháng bệnh hiệu quả hơn. Những loài vi sinh vật hoạt động vùng rễ có thể thuộc vào nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn,…

Các loại phân bón vi sinh tiên tiến hiện nay có bổ sung thêm một trong các chủng vi sinh hoạt động vùng rễ như là Arbuscular mycorrhiza, Ectomycorrhiza, Ericoid mycorrhizae, Rhizoctonia solani, Bacillus sp, Pseudomonas putida, P. fluorescens ChaoP. fluorescens Tabriz. Ngoài ra còn có rất rất nhiều loài vi sinh vật ngoài kia mà loài người vẫn chưa thể hiểu hết công dụng của chúng.

5 – Phân vi sinh phân giải chất hữu cơ (phân giải xenlulo)

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu về vi sinh vật phân giải hữu cơ là gì? VSV phân giải hữu cơ là những loài sinh vật dị dưỡng, có nghĩa là chúng sẽ hấp thụ chất hữu cơ để lấy dinh dưỡng, carbon và năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Thông thường, VSV phân giải hữu cơ hay bị nhầm lẫn với những loài sinh vật ăn mùn bã như là giun đất, rệp gỗ và hải sâm.

Các loài sinh vật ăn mùn bã phải tiêu hóa thức ăn thông qua các quá trình bên trong, còn VSV phân giải hữu cơ thì có khả ăng hấp thụ chất hữu cơ trực tiếp nhờ quá trình sinh hóa, từ đó giúp phân hủy các chất hữu cơ mà không phải tiêu hoá thức ăn. Các loài VSV phân giải hữu cơ phổ biến bao gồm Pseudomonas, Bacillus, Streptomyces, Trichoderma, Penicillium, Aspergillus.

Phân vi sinh phân giải chất hữu cơ là một loại chế phẩm sinh học có chứa các loài vi sinh vật phân giải hữu cơ như trên. Các loài VSV phân giải hữu cơ này có thể tiết ra các enzym giúp phân giải các hợp chất hữu cơ như: xenlulo, hemixenlulo, lighin, kitin… thành chất mùn hoặc chất khoáng đơn giản.

6 – Phân vi sinh đối kháng, phòng bệnh

Trong tự nhiên có tồn tại một số loài vi sinh vật có khả năng tiêu điệt các loài vi sinh vật gây bệnh, chúng được gọi là vi sinh khuẩn đối kháng, đang được ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp hữu cơ. Những loài vi sinh vật đối kháng có thể tiết ra chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên các loại nấm gây bệnh.

Phân vi sinh đối kháng, phòng bệnh sẽ có chứa các loài VSV đối kháng bao gồm các loài Chaetomium, Bacillus sp., Enterobacter agglomerans, Pseudomonas sp., Lactobacillus sp. Bên cạnh đặc tính đối kháng, một số loài vi sinh vật trong số này còn có khả năng iết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.

7 – Phân vi sinh kích thích sinh trưởng

Một số loài vi sinh vật có khả năng tiết ra các hocmoon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberrillin… vào môi trường, bao gồm Azotobacter chroococcum, Azotobacter vinelandii, Azotobacter bejerinckii, Pseudomonas fluorescens, Gibberella fujikuroi, Burkhoderia tropicaEnterobacter cloacae.

Bảng phân nhóm vi sinh vật có ích

Nhóm hoạt tínhLoài vi sinh vật
Cố định Đạm cộng sinhRhizobium, Frankia, Azorhizobium,
Cố định Đạm hội sinh, tự doAzospirillum, Azotobacter, Agrobacterium, Arthrobacter, Flavobacterium, Serratia, Klebsiella, Enterobacter
Tổng hợp kích thích sinh trưởng thực vậtAzospirillum, Azotobacter, Agrobacterium, Arthrobacter, Flavobacterium, Mycorhiza
Phân giải Lân khó tanBacillus, Pseudomonas,Mycorhiza, Candida, Micrococus, Flavobacterium
Đối kháng nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cây trồngBacillus; Pseudomonas, Streptomyces, Burkhoderia, Trichoderma, Chetomium, Penicillium, Aspergillus
Phân hủy hữu cơBacillus, Pseudomonas, Streptomyces, Trichoderma, Chetomium, Penicillium, Aspergillus

IV – So sánh phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

Phân vi sinhPhân hữu cơ vi sinh
Bản chấtLà chế phẩm chứa các loài vi sinh có íchLà một dạng phân hữu cơ nhưng trải qua thêm quá trình lên men cùng các vi sinh vật có ích.
Thành phầnGồm vi sinh vật có íchGồm chất hữu cơ và vi sinh vật có ích
Chất hữu cơKhông có≥ 15%
Mật số vi sinh ≥ 1 x 108 Cfu/g cho mỗi loại≥ 1 x 106 Cfu/g cho mỗi loại
Hình thức sử dụngBón trực tiếp, trộn vào bầu ươm cây, phun qua lá, rải đều dưới gốc cây, ủ compost…Bón trực tiếp: rải  xung quanh gốc cây, luống rau, trộn vào đất.
Công dụngCung cấp vi sinh vật mật số cao giúp kiểm soát bệnh cây trồng và phân giải các chất hữu cơ trong đất.Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất. Cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồn

Bảng so sánh phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh

V – Hưỡng dẫn cách sử dụng phân vi sinh

1 – Chủng vi sinh

Muốn sử dụng phân vi sinh một cách hiệu quả thì chúng ta cần phải hiểu rõ về chủng vsv có trong phân vi sinh đó là gì, bởi mỗi chủng VSV đều có một tác dụng khác nhau. Khi mua phân vi sinh chúng ta cần lựa chọn chủng vi sinh sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Thông thường các loại phân vi sinh trên thị trường thường có từ 4 đến 6 chủng vi sinh khác nhau.

Chẳng hạn như khi mua phân vi sinh có chứa loài vi khuẩn Bacillus subtilis, chúng có khả năng sản sinh ra các enzim kháng sinh, giúp đối kháng lại với các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh có trong đất. Sự phát triển của vi khuẩn Bacillus subtilis sẽ giúp kiểm soát bệnh hại hiệu quả.

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì khi một chủng vi sinh phát triển quá mạnh, sẽ chiếm toàn bộ môi trường và ức chế các hệ vi sinh khác.

2 – Mật độ vi sinh

Ngày càng có nhiều công ty bán các dòng phân bón vi sinh trên thị trường, nhưng không phải công ty nào cũng bán hàng có tâm, một số dòng phân vi sinh được bán chui không đảm bảo chất lượng. Mật độ vi sinh nhiều hay ít mới quyết định tới chất lượng của sản phẩm, không phải cứ giá thành đắt hay rẻ là đảm bảo.

Để biết được mật độ vi sinh có trong phân vi sinh là bao nhiêu, chúng ta dựa vào chỉ số Cfu công bố trên bao bì. Chỉ số Cfu là đơn vị hình thành khuẩn lạc trên 1g hoặc 1ml, dựa vào đây có thể biết được mật độ vi sinh có trong phân bón là bao nhiêu. Có một số sản phẩm có ghi Cfu ~ 109/kg, quy đổi ra gram sẽ là 106/g, nên cần lưu ý là trên kilogram hay trên gram, bởi nó chênh nhau lên tới cả 1000 lần.

3 – Cân bằng hệ vi sinh vật

Tỷ lệ vàng của vi sinh là 1:1:1:1 cho bốn chủng vi sinh tương hỗ lẫn nhau. Với sự phân chia này, các chủng vi sinh khi bón vào đất sẽ mức độ phát triển đồng đều, không chủng nào ức chế hay cạnh tranh với chủng nào, và vì thế môi trường đất sẽ đảm bảo có đầy đủ chức năng, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, đồng thời đảm bảo được khả năng kháng bệnh.

Ngược lại, nếu chỉ sử dụng duy nhất một chủng vi sinh thì nó sẽ chỉ đáp ứng được duy nhất một mục đích mà thôi. Tuy nhiên, sau một thời gian thì chủng vi sinh được ưu tiên sử dụng sẽ phát triển rất mạnh mẽ, áp chế và chiếm toàn bộ không gian đất, điều này không có lợi.

4 – Môi trường khí hậu

Dù có mua loại phân vi sinh tốt, hàng nhập khẩu “chính hiệu”, có mật độ vsv cao nhưng lại không có môi trường phù hợp thì cũng bằng không, bởi vi sinh sẽ không thể phát triển được. Bản thân VSV cũng là một loại dưỡng chất, khi bón xuống đất không phù hợp thì chúng sẽ chết, xác của VSV đã chết này sẽ là nguồn thức ăn “hảo hạng” cho các loại vi khuẩn, nấm bệnh.

Cua Gạo Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *