Việc lạm dụng phân hóa học quá nhiều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, trong khi phân hữu cơ tự làm tại nhà vừa giúp tận dụng nguồn rác thải, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng. Chính vì thể mà bạn nên thử ngay cách ủ phân hữu cơ tại nhà dưới đây.

Tùy vào loại rác thải nhà bếp mà sẽ có phương pháp xử lý khác nhau, một trong số đó là rác thải hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, vỏ trái cây,… tất cả đều có thể tận dụng được để làm phân bón cho cây trồng. Nếu có thể tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ này, sẽ giúp giảm một lượng rác thải ra ngoài môi trường, đồng thời giúp tiết kiệm được một khoản chi phí mua phân bón.

Thật ra, cách ủ phân hữu cơ tại nhà không hề khó, ai cũng có thể làm được và dùng nó một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, giúp mang lại giá trị kinh tế trong đời sống. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay thì chỉ cần biết ứng dụng hệ vi sinh vật có lợi, và với vài thao tác đơn giản là có thể tự làm phân bón hữu cơ tại nhà hiệu quả.

cách ủ phân hữu cơ tại nhà

Mục đích chính của việc ủ phân hữu cơ là để tái sử dụng các chất dinh dưỡng do động vật thải ra, làm ổn định các chất hữu cơ trước khi vận chuyển và sử dụng và làm giảm các mầm bệnh trong chất thải.

Nội dung bài viết

I – Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • Nguyên liệu

Muốn tối ưu hóa tốc độ phân giải trong quá trình ủ phân hữu cơ, cần phải phối trộn các loại nguyên liệu một cách phù hợp. Có hai loại nguyên liệu hữu cơ gồm nguyên liệu xanh và nguyên liệu nâu. Trong đó, nguyên liệu xanh rất giàu Đạm (N), còn nguyên liệu nâu rất giàu carbon (C) hoặc chất xơ.

Nguyên liệu nâu

  • Rơm rạ
  • Lá cây khô
  • Cỏ khô
  • Giấy và cart tông
  • vỏ cây
  • Cành cây khô
  • Vỏ trứng
  • Túi lọc trà
  • Mụn cưa
  • Bã mía
  • Bã phôi nấm

Nguyên liệu xanh

  • Vụ rau củ quả sống
  • Rau củ quả thối
  • Cỏ mới xén
  • Vỏ trái cây tươi
  • Bã cà phê
  • Bã trà
  • Phân động vật đã phơi khô và đập tơi, nhỏ và càng nhuyễn càng tốt.
  • Cành cây tươi
  • Cỏ dại
  • Lá, cành tỉa từ cây cảnh

Quá trình ủ tạo phân hữu cơ là quá trình lợi dụng các enzym do vi sinh vật tiết ra nhằm phá hủy các cấu trúc bền vững của chất hữu cơ. Có rất nhiều chủng vi sinh vật được tuyển chọn, mỗi loại có riêng một enzym đặc hiệu, giúp tham gia chuyển hóa nối tiếp nhau. Một số loài vi sinh vật điển hình:

  • Xạ khuẩn phân giải hemicellulose: steptomyces cellulosae; strep.diastaticus; strep.aureus
  • Nấm mốc và các vi khuẩn: các chủng vi sinh vật này phân giải cellulose: trichoderma viride, trichoderma reesei, sspegillus niger

Bạn có thể mua các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ này ngoài thị trường như là: nấm Trichoderma, chế phẩm EMIC, chế phẩm EMUIV hoặc chế phẩm EM gốc.

Lưu ý: Nên sử dụng các loại thịt động vật, xương… để ủ làm phân hữu cơ đạm riêng. Còn đối với các loại vỏ hoa quả có tinh dầu sẽ làm GE riêng.

  • Dụng cụ

Chuẩn bị thùng xốp, thùng nhựa…khoét lỗ nhỏ cho thoát nước. Kê cao khỏi mặt đất và chừa một nơi để hứng nước thải.

Tiếp đến bạn tạo 4 – 5 lỗ dưới đáy thùng để thoát nước và 1 lỗ trên thành thùng để kiểm tra nhiệt độ.
Chuẩn bị những dụng cụ để đảo trộn để tránh dơ tay như thanh cây, gậy, xẻng nhỏ.

Các nguồn hữu cơ như phân động vật, rác thải hữu cơ từ nhà bếp (là những rác thải có khả năng phân hủy nhanh như thức ăn thừa, trái cây, vỏ trái cây, rau, vỏ trứng, bã cà phê…), cỏ khô, rơm rạ,…

II – Các bước ủ phân hữu cơ

  • Bước 1: Tạo lớp đáy cho thùng ủ phân

Rãi 1 lớp chất đệm (tro trấu, xơ dừa, đất cát, thậm chí là lá cây thu được từ sân vườn). Lớp đệm này có tác dụng giúp giữ ẩm, là nơi vi sinh vật cư trú và làm nhanh hoai nguyên liệu.

  • Bước 2: Cho rác hữu cơ vào thùng

Cho lượng rác hữu cơ gồm có vỏ chuối, rau, củ, quả, vỏ trứng… vào trong thùng. Cần thái nhỏ trước khi cho vào để tăng diện tích tiếp xúc với vi sinh vật. Nên cho từng lớp nguyên liệu xen kẻ với chất đệm và tưới men vi sinh (hoặc rải đều), sau đó tưới vừa đủ ẩm, không tưới quá nhiều.

Không nên cho lượng rác đầy thùng vì phân ủ thường tạo khí làm cho nắp bị bật ra ngoài. Rác hữu cơ cũng có thể lấy từ từ cỏ trong vườn, vỏ của các loại trái cây, gốc rau, nước tiểu pha loãng, bã cà phê… Đậy kín nắp, tránh rùi nhặng xâm nhập.

  • Bước 3: Kiểm tra thùng phân bón 3 ngày 1 lần

Hãy kiểm tra định kỳ 3 ngày một lần bởi quá trình phân huỷ có thể khiến thùng phân của bạn nóng lên quá mức. Mở nắp thùng, dùng gậy để đảo đều giúp cho không khí lưu thông, thúc đẩy quá trình phân hủy cho rác thải. Khi thấy thùng ủ hơi khô nên bổ sung thêm men vi sinh.

  • Bước 4: Kiểm tra sau 30 ngày

Sau 30 ngày, chúng ta mở nắp kiểm tra, đảo trộn lại và xem phân bón đã hoai mục hoàn toàn chưa. Nếu thấy phân có màu nâu đen, không có mùi hôi là được xem như là ủ thành công phân hữu cơ compost.

III – Các giai đoạn ủ phân hữu cơ

  • Giai đoạn ban đầu

Ban đầu vi sinh vật sẽ bắt đầu phân giải các chất hữu cơ đơn giản như đường, axit amin, protein, … Quá trình phân hủy các chất hữu cơ này tạo ra một nhiệt lượng lớn, làm tăng nhiệt độ của đống ủ và tăng tốc phân hủy chất hữu cơ. Trong vòng vài ngày (5 – 7 ngày) nhiệt độ sẽ tăng lên đến 48 – 52 độ C.

  • Giai đoạn phân giải

Trong giai đoạn này, các vi sinh vật ưu nhiệt sẽ phân hủy chất béo, xenlulozo, hemixenlulozo và một số lignin. Các chất hữu cơ được phân hủy gần như hoàn toàn, và đồng thời loại bỏ mầm bệnh. Nhiệt độ có thể tăng lên khoảng 50 – 60 oC, nếu không kiểm soát thì nhiệt độ có thể lên tới 70 oC. Nền nhiệt độ cao này có lợi cho việc tiêu diệt mầm bệnh.

  • Giai đoạn giảm nhiệt độ

Trong giai đoạn này nhiệt độ bắt đầu giảm xuống do các chất hữu cơ có thể phân hủy đã giảm đi nhiều, kéo theo hoạt động của các vi sinh vật cũng giảm đi. Lúc này, trong phân ủ vẫn còn có chứa rất nhiều các vi sinh vật phân giải, đặc biệt là xạ khuẩn, chúng có khả năng phân hủy tiếp các chất đường, cellulose và hemicellulose còn lại. Đôi khi chúng làm tăng nhiệt độ lần hai, nhưng thường chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn.

  • Giai đoạn chín

Cuối cùng là giai đoạn chín, hay còn gọi là giai đoạn bảo dưỡng, là giai đoạn khoáng hóa các chất hữu cơ, đồng thời mùn hóa các hợp chất cellulose và lignin. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu. Một số hợp chất có hại cũng sẽ được phân hủy hoàn toàn vào cuối giai đoạn chín này.

Sau giai đoạn chín, phân hữu cơ đã có thể sử dụng để bón cho cây trồng. Tốt nhất là nên dừng lại khi đã phân hủy được hết tạp chất có hại, không nên kéo dài quá lâu vì sẽ làm mất đi nhiều chất hữu cơ, làm giảm chất lượng của phân hữu cơ.

VI – Tỷ lệ C/N

Tỷ lệ C/N là tỷ lệ giữa nguyên tố Carbon và Nito có trong chất hữu cơ, nó được xem là chỉ số giúp đánh giá tốc độ phân hủy chất hữu cơ. Nếu tỷ lệ C/N này quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho quá trình phân giải chất hữu cơ, khiến cho thời gian ủ phân kéo dài hơn. Do đó, để tối ưu việc ủ phân hữu cơ thì cần đưa tỷ lệ C/N này về mức phù hợp. Vậy tỷ lệ C/N bao nhiêu là phù hợp?

Trong tự nhiên, các vi sinh vật háo khí sử dụng Đạm (N) của chất hữu cơ để tự cấu tạo ra tế bào và hấp thu oxy để tạo enzym phân giải chất hữu cơ, đồng thời thu năng lượng để sinh sản. Do tỷ lệ C/N trong tế bào của vi sinh vật là 5/1, nên chúng sẽ cần 5 phần Carbon và 1 phần Nito cho sự sinh sản, và cần thêm 4 phần Carbon nữa để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.

Như vậy tỉ lệ C/N mà vi sinh vật cần lấy ở môi trường ngoài là khoảng 25/1. Để quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật hoạt động hiệu quả, ta cần phải đưa tỉ lệ C/N về mức 25/1 – 30/1. Ví dụ, tỷ lệ C/N của mạt dừa vào khoảng 280/1, tức là mức carbon đang quá cao, chúng ta cần đưa thêm các loại có tỷ lệ C/N thấp để cần bằng lại như là đậu, rau, củ, quả,…

V – Các yếu tố ảnh hưởng

  • Kích thước nguyên liệu

Kích thước nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với vi sinh vật nhưng không được quá nhuyễn vì như vậy dễ thiếu Oxy dẫn đến chuyển hóa yếm khí.

  • Sự thông khí

Vi sinh vật cần một lượng lớn Oxy để phân hủy, nếu thiếu dễ dẫn đến chuyển hóa yếm khí, gây mùi hôi và làm chậm quá trình chuyển ủ. Nồng độ Oxy trong đống mạt dừa vào khoảng 10 -12%, hoặc đảo trộn 2 lần/1 ngày. Chú ý tránh làm mất nhiệt.

  • Độ ẩm

Vi sinh vật cần duy trì độ ẩm để hoạt động tốt. Độ ẩm tối ưu cần được duy trì rơi vào khoảng 40-60%.

  • Độ pH

Mức pH cần được duy trì tại mức trung tính 5,5 – 8. Tuy vậy, quá trình ủ pH thay đổi tùy giai đoạn.

  • Nhiệt độ

Tăng từ 32 độ đến 60 độ theo các giai đoạn

Cua Gạo Garden Team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *