Đa số mọi người đều có xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học bởi vì kết quả ban đầu rất khả quan, côn trùng và nấm bệnh gây hại giảm đi rõ rệt. Nhưng đừng lầm tưởng những lợi ích trước mắt so với những hiểm họa tiềm tàng vài tháng sau hoặc năm sau hoặc thậm chí là hàng thập kỉ sau mà nó mang lại.

Trước năm 1945, các loại Trường hợp khi có dịch sâu bệnh lớn, nên tận dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ mùa màng. hóa học được sử dụng rất ít và chỉ áp dụng tại một số nơi trên thế giới. Và các số liệu thu thập được đã cho thấy rằng này phần trăm thiệt hại do côn trùng, bệnh và cỏ dại trong khoảng thời gian này lại ít hơn so với kỷ nguyên bùng nổ của thuốc trừ sâu.

Qua đó có thể thấy được rằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã không giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Trên thực tế, ngày càng có thêm nhiều bằng chứng được đưa ra, chứng minh rằng thuốc trừ sâu hoa học lại chính là tác nhân phần nào tạo ra thêm những vấn đề tệ hại và làm cho diễn biến sâu bệnh thêm phức tạp hơn. Đây thật sự là một nghịch lý vô cùng kì lạ nhưng nó hoàn toàn có thể giải thích được.

Nội dung bài viết

1 – Nghịch lý “càng dùng ít càng giảm sâu bệnh”

Tại sao lại có một nghịch lý như vậy? Càng sử dụng thuốc thì càng làm cho sâu bệnh phức tạp hơn? Nguyên nhân sâu xa khiến cho mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn chính là vì chúng làm thực vật trở nên yếu đi và tiêu diệt hết thiên địch có ích cho cây trồng.

Nếu có dịp tới thăm những khu vườn có phun thuốc hóa học thường xuyên thì bạn sẽ có được cảm nhận rất thực tế. Dịch bệnh lại càng trở nên phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn trong khi liều lượng sử dụng thuốc hóa học đã tăng lên và mức độ gia tăng này không có dấu hiệu dừng lại. Không những gây tốn kém chi phí mà còn gây hại tới sức khỏe của con người.

Nhận ra điều này, vào những năm 80, các nước như Indonesia và Bangladesh đã đưa ra đề xuất, chính sách nhằm mục đích giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Kết quả từ chính sách này mang lại rất tích cực vừa giúp tăng năng suất cây trồng, lại vừa giúp tiết kiệm chi phí sử dụng thuốc hoa học và không gây ảnh hương tới sức khỏe con người.

Thật không quá lời khi nói rằng “càng ít sử dụng thuốc trừ sâu sẽ càng góp phần làm giảm đi những vấn đề về sâu hại”.

2 – Nguyên nhân sâu xa

Khi chúng ta phun thuốc hóa học thì côn trùng gây hại, dịch bệnh và cỏ dại sẽ nhanh chóng kháng lại thuốc và sau đó nhanh chóng quay lại phá hoại nghiêm trọng hơn. Trong khi những kẻ thù tự nhiên lại sinh sản chậm, nên không thể phục hồi và kiểm soát được những đợt dịch hại mới. Vì thế, để kiểm soát dịch bệnh thì phải tăng liều lượng thuốc trừ sâu hoặc thay đổi, phối trộn nhiều loại thuốc để cứu vớt mùa màng.

Một dẫn chứng cụ thể đến từ huyện Ballarat ở Victoria, Úc. Thí nghiệm đã được tiến hành trên một vài cánh đồng khoai tây đang sử dụng và không sử dụng thuốc trừ rệp hóa học trước tình trạng rệp vừng thỉnh thoảng tấn công cây khoai tây.

Kết quả là trên vườn có sử dụng thuốc hóa học ban đầu tiêu diệt hầu hết rệp gây hại, nhưng sau đó bọn chúng lại xuất hiện thêm chủng mớiphá hoại nặng nề hơn sau một tháng. Còn tại vườn không sử dụng thuốc hóa học, quần thể rệp dần dần giảm đi một cách tự nhiên mà không gây ra nhiều thiệt hại sau đó, quan trọng hơn là dịch bệnh không trở lại nữa

Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thuốc hóa học tiêu diệt cả rệp và kẻ thù tự nhiên của nó, nhưng rệp sinh sản nhanh hơn nên nhanh chóng phục hồi trước thiên địch. Đối với cánh đồng không phun thuốc, quần thể thiên địch của rệp cứ tiếp tục gia tăng và dần dần kiểm soát được dịch bệnh.

3 – Cách thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Nếu như không thể sử dụng thuốc hoa học để kiểm soát sâu bệnh hại trên thực vật thì cần phải làm gì mới được? Có 3 nguyên lý cơ bản để quản lý côn trùng, dịch bệnh và cỏ dại:

Thứ nhất, cải thiện độ màu mỡ của đất nhằm gia tăng sức đề kháng cho cây.

Thứ hai, cải tạo môi trường thuận lợi cho những côn trùng có ích, nhện, ếch nhái, dơi, chim và những sinh vật ăn côn trùng gây hại khác.

Thứ ba, dừng sử dụng thuốc trừ sâu và giảm phân bón hóa học vì chúng làm cây trở nên ngày càng yếu đi và sinh ra thêm nhiều nhóm sâu bệnh kháng thuốc.

Trường hợp khi có dịch sâu bệnh lớn, nên tận dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ mùa màng. Những thuốc tự nhiên này thực chất không hề xa lạ hay khó tìm, chúng đến từ những thứ rất đơn giản, quen thuộc mà con người sử dụng hằng ngày như bột mì, xà phòng, dầu ăn, tro, nước tiểu hoặc hỗn hợp pha chế từ thực vật bao gồm cây sầu đâu (neem), cây cúc trừ sâu (pyrethrum) và còn rất nhiều cây khác.

Tham khảo từ tài liệu của TS Alan Broughton

© Alan Broughton
Giảng dạy và nghiên cứu sinh thái học nông nghiệp
Hội Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic Agriculture Association)
35 Haggars Road, Sarsfield, Victoria, Úc 3875
Email: [email protected]
Tháng 9 năm 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *