Site icon Cua Gạo Garden – Cung cấp cây hoa hồng

Vì sao cây hoa hồng lại dễ bị sâu bệnh tấn công?

sau benh hoa hong

Sâu bệnh hại có đặc tính tương tự như loài sư tử, chúng chỉ giữ lại những cây khỏe mạnh và tấn công những những cây yếu và bệnh.

Chỉ có những cây yếu hoặc không phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu mới dễ bị dịch hại tấn công. Tương tự như còn người, cây hoa hồng cũng có hệ miễn dịch giúp ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài. Do đó, những cây hoa hồng khỏe mạnh, được phát triển đầy đủ sẽ có thể tự hình thành một “hàng rào” bảo vệ cho mình.

Ngược lại, khi bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị rối loạn trao đổi chất thì cây hoa hồng sẽ không đủ sức để chống lại sâu bệnh như trước, chúng trở thành “mồi ngon” của sâu bệnh. Có thể xem sâu bệnh giống như loài sư tử, chúng giữ lại những cây khỏe mạnh và chỉ tấn công những cây bệnh và yếu.

William Albrecht, Nhà khoa học người Mỹ nghiên cứu về đất, đã nói về trường hợp này trong bài viết The Albrecht, quyển 1, phần 5, như sau:

Côn trùng và nấm bệnh không thật sự là tác nhân gây ra bệnh cho cây, vì chúng chỉ tấn công những cây phát triển không đầy đủ hoặc những giống cây trồng không phù hợp với điều kiện tự nhiên. Vai trò của sâu bệnh có thể coi như là hệ thống cảnh báo, cho biết cây trồng đã và đang được canh tác không đúng cách”.

Để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoa học thì cần hiểu được rằng vì sao hoa hồng lại dễ bị sâu bệnh tấn công. Từ đó lên kế hoạch kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng thuần hữu cơ mà không cần sử dụng tới thuốc hoa học.

Nội dung bài viết

1 – Hoa hồng bị tấn công như thế nào?

Các loài gây bệnh cho hoa hồng rất phong phú nên chúng có rất nhiều “chiến lược” khác nhau để tấn công vào bên trong cơ thể của cây. Các loài gây bệnh cây phát triển xuyên qua bề mặt ký chủ, đôi khi thông qua việc xâm nhiễm trực tiếp xuyên qua các bề mặt cây ký chủ còn nguyên vẹn.

Những loài vi khuẩn gây bệnh thì sẽ xâm nhập qua đường khí khổng, thủy khổng hoặc thông qua các vết thương hở để đi vào khoảng gian bào bên trong. Nấm hại thì có khả năng xâm nhập trực tiếp qua các lớp tế bào biểu mô thực vật, hoặc bao phủ, xen cài hoặc xuyên sâu lớp biểu mô bằng hệ thống khuẩn ty của mình.

Nấm hoại sinh có khuynh hướng xâm nhiễm và phát triển trên các mô cây bị bệnh, cây già yếu đang chết dần và các tàn dư thựcvật. Những nấm này là các tác nhân chủ yếu làm phân hủy chất hữu cơ trong đất. Các loài sâu, bọ thì dùng miệng chích hút sử dụng trực tiếp chất dinh dưỡng từ các tế bào thực vật.

2 – Hệ thống miễn dịch của hoa hồng

Trên thân cây hoa hồng có rất nhiều gai sắc nhon, đây chính là một hệ thống phòng vệ tự nhiên giúp cây hoa hồng không bị xâm hại bởi loài khác. Không chỉ dừng lại đó mà cây hoa hồng còn trang bị nhiều hệ thống phòng vệ khác, hay còn được gọi là hệ thông tự bảo vệ giúp cây hoa hồng chống trọi với sự tấn công của sâu, bênh hại và các tác nhân bên ngoài.

Khi bị tấn công cây hoa hồng se có khả năng phản ứng lại bằng cách sinh ra các chất vệ, những chất này sẽ gây độc cho kẻ tấn công. Tùy theo gen của mỗi loại hoa hồng mà chúng có cách “ứng phó” khác nhau. Mọi hình thức tự vảo vệ này được gọi là hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoặc hệ thống miễn dịch không đặc hiệu hoặc hệ thống miễn dịch tự nhiên.

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là khả năng bảo về sẵn có bên trong của cây hoa hồng và chúng mang tính di truyền. Nếu muốn chăm hoa hồng nhàn thì nên chọn giống hoa hồng thuần khí hậu như hoa hồng cổ hoặc hoa hồng ngoại có khoảng thời gian tồn tại ở Việt Nam lâu lâu một chút cũng được..

Khi bị tấn công thì cây hoa hồng sẽ tiếp nhận thông tin, sau đó phân loại sâu bệnh, rồi hình thành các tín hiệu và truyền tới hệ thống miễn dịch, từ đó sinh ra các chất tương ứng có khả năng kích hoạt gen miễn dịch. Khi hệ thống gen này được kích hoạt, bên trong cây sẽ tự sinh ra các protein chống lại sâu bệnh, vi khuẩn và nấm hại.

Hiểu về khả năng của hệ thống miễn dịch trên cây hoa hồng thì sẽ giúp chúng ta tận dụng được chúng để chống chọi lại sâu bệnh mà không cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Khi giảm thiểu thuốc BVTV hóa học thì mặc nhiên sẽ tốt cho sức khỏe túi tiền, và đông thời giảm thiểu rủi ro khi sử dụng thuốc.

III – Những yếu tố làm cho hoa hồng dễ bị sâu bệnh tấn công

Nếu là một người trồng hoa hồng lâu năm thì bạn hẳn là đã quá quen với tình trạng sâu bệnh như cơm bữa của hoa hồng. Hầu như mùa nào cũng gặp, thời điểm nào cũng có, không gặp bệnh này thì cũng bệnh khác nên việc nói không dùng tới thuốc hóa học thì rất khó tin. Nhưng trên thực tế thì trồng hoa hồng hữu cơ thành công không hề hiếm.

Đó là do hoa hồng không hề “yếm mềm” như trong suy nghĩ của mọi người, có những giống rất “trâu bò”, có thể bỏ mặc không chăm sóc những vẫn tươi tốt, hoặc có bị sâu bệnh thì cũng qua nhanh và không thiệt hại nhiều. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng cho mình hướng trồng hoa hồng không dùng thuốc nếu như hiểu ra được các vấn đề căn bản dưới đây.

1 – Độ dày thành tế bào

Đầu tiên phải kể đến “lớp bảo vệ” bên ngoài vì chúng là điểm tiếp xúc đầu tiên, nếu cây hoa hồng phát triển đầy đủ thì sẽ có lá xanh mướt, dày dặn và cứng cáp hoặc có nhiều lông. Nhờ có lớp tế bào dày này mà các loài sâu bệnh khó có thể “xuyên phá” được. Độ dày của thành tế bào được quyết định bởi chất dinh dưỡng.

Thiếu dinh dưỡng thì sẽ làm cho thành độ dày thành tế bào không được đảm bảo, do cây hoa hồng bị “thiếu nguyên liệu” để sản xuất nên chúng. Nhưng đó chưa phải là nguyên do duy nhất, mà độ dày thành tế bào bị suy giảm còn đến từ sự mất cân bằng dinh dưỡng, khi ta cung cấp phân bón không đúng cách.

Ví dụ, khi bón thừa đạm cho cây hoa hồng thì sẽ khiến cho thành vách tế bào lớn hơn nhưng lại không có đủ chất Canxi – Bo để tạo dựng nên một bộ khung đủ vững chắc. Khi đó nấm hại sẽ dàng đâm xuyên qua vách tế bào để xâm nhập vào bên trong một cách dễ dàng.

2 – Mùi hương

Đa số các loài côn trùng đều bị thu hút bởi mùi hương, vẫn có một vài nhóm hác bị hấp dẫn bởi màu sắc, mà hoa hồng thì có đầy đủ đặc điểm này nên nó là “mồi ngon” thu hút rất nhiều côn trùng. Bọn côn trùng này dùng những cái “ăng-ten” của mình để “dò sóng” các loại mùi hương phát ra từ cây hoa hồng, giúp cho dễ dàng tìm tới nguồn thức ăn béo bở này.

Nhưng cũng chính nhờ có mùi hương này mà côn trùng sẽ quyết định hay bay đi hay ở hại để gây hại. Mùi hương có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây, thời gian trong ngày, mùa, nhiệt độ, cường độ ánh sáng, nước, tình trạng cây đang bị côn trùng phá hoại, điều kiện đất (mức độ dinh dưỡng, độ thoáng khí) và hoạt động của hệ vi sinh vật (cả có lợi và gây hại) trong đất, trên cây trồng.

Sử dụng mùi hương từ hoa hồng để xua đuổi côn trùng, sâu bọ thì hiếm có ai dùng nhưng nếu như dùng tới một số loài thực vật khác có tác dụng như vậy thì không phải là hiếm. Nếu như mùi hương của hoa hồng có thể thu hút côn trùng thì bạn có thể sử dụng mùi hương từ cây húng chanh đặt bên cạnh để xua đuổi bọ trĩ. Và còn rất nhiều loài thực vật có tác dụng xua đuổi côn trùng rất tốt.

Một số chất có tác dụng xua đuổi côn trùng có thể được cây hoa hồng tiết ra như là các hợp chất phenol, flavinoids, tannins, saponins, alkaloids, phytoalexins và dầu. Khi cây hồng của chúng ta khỏe mạnh thì chúng sẽ sản xuất những chất này với lượng vừa đủ để tự vệ cho mình. Tuy nhiên, tùy theo gen của mỗi loài mà chúng có cách “sản xuất” riêng.

3 – Tín hiệu rối loạn trao đổi chất

Những tín hiệu rối loạn trao đổi chất được phát ra từ cây hoa hồng khi chúng bị thiếu chất dinh dưỡng, phun quá nhiều thuốc trừ sâu, bị thiếu hoặc thừa nước, nhiệt độ thay đổi, quá lạnh, thiếu ánh sáng, bị tổn thương bởi động vật khác. 

Những giống cây hoa hồng ngoại mới được du nhập về sẽ không có gen chống chịu với sâu bệnh như những giống hồng đã thuần chủng, hiểu nôm na là chúng không quen thuộc với “đường đi nước bước” nên sẽ lạc đường và dễ bị bọn côn đồ nó bắt nạt. Hơn nữa, việc thay đổi môi trường sống cũng là nguyên do dẫn tới việc mất cân bằng về dinh dưỡngtrao đổi chất.

Những loại hoa hồng ngoại được nhân giống từ những loại cây đã trồng tại Việt Nam từ lâu thì sẽ thuần khí hậu hơn và có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với những cây giống mới được nhập về.

Mức độ đường và đạm trong cây cũng tham gia quyết định khả năng bị nhiễm sâu bệnh.

4 – Sự màu mỡ của đất và tính cân bằng

Để thấy tầm quan trọng của sự màu mỡ của đất và tính cân bằng, Albrecht đã tiến hành một thí nghiệm bằng cách bón cho các cây trồng với hàm lượng canxiđạm khác nhau, còn những chất dinh dưỡng khác thì như nhau. Kết quả cho thấy rằng, những cây có hàm lượng canxi và đạm hợp lý sẽ có khả năng kháng lại côn trùng tốt nhất. 

Do côn trùng không không có enzym để tiêu hóa protein nên chúng sẽ bỏ qua những cây nào có hàm lượng protein cao và thậm chí nấm bệnh cũng không thể tấn công dễ dàng. Do đó, những cây có khả năng sản xuất ra hàm lượng protein cao hơn thì sẽ có khả năng kháng bệnh tốt hơn.

Khi cây khỏe mạnh và được cung cấp đủ dưỡng chất đầy đủ và cân đối thì axit amin sẽ được chuyển hóa thành protein. Quá trình này được quyết định bởi đạm, lân, canxi, nguyên tố vi lượng và cả vật chất hữu cơ trong đất. Hay nói đơn giản là để có hàm lượng protein cao trong cây thì tính cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Những cây khỏe mạnh chỉ sản xuất ra một lượng nhỏ axit amin, nhưng lại có hàm lượng protein rất cao. Tuy nhiên, khi môi trường đất bị mất cân bằngphun thuốc trừ sâu thì quá trình tạo thành protein trong cây sẽ bị cản trở, từ đó khiến cho cây suy yếu và dễ bị mắc bệnh hơn trước. 

5 – Rối loạn do quang hợp

Quang hợp của cây là quá trình chuyển đổi CO2 từ không khí thành cacbon hyđrat (đường) thông qua việc chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời. Nếu quá trình quang hợp càng hiệu quả, cây càng phát triển mạnh và khả năng chống lại sâu bệnh càng cao.

Để cây quang hợp đầy đủ, không chỉ phụ thuộc vào lượng CO2 trong không khí và cường độ ánh sáng mà còn phụ thuộc vào các nguyên tố dinh dưỡng khoáng được hấp thu bởi rễ cây. Cần cung cấp đủ 20 loại nguyên tố khoáng khác nhau và cung cấp đủ nước cho cây để quá trình quang hợp được tốt nhất.

Chú ý: Những chất độc từ thuốc trừ sâu, kim loại nặng (chì và asen), phân bón hóa học và muối là những tác nhân chính có thể làm rối loạn quá trình quang hợp của cây. 

6 – Những rối loạn sinh lý khác ở thực vật 

Bất cứ sự tác động nào làm thay đổi quá trình cân bằng trao đổi chất của cây đều làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi đó cây sẽ gửi đi tín hiệu cuốn hút sâu bệnh tấn công. Những tác nhân này có thể là gió mạnh, thiếu thoáng khí, quá lạnh, sương giá, thay đổi nhiệt độ, cháy nắng, đất thiếu dưỡng khí, độ ẩm quá thấp, bị động rễ, vận chuyển xa,bị tổn thương bên ngoài.

Bên cạnh đó, áp lực cây bị khô hạn quá mức cũng là nguyên do đã được chứng minh là làm thực vật dễ bị sâu bệnh tấn công.

7 – Tác động của thuốc trừ sâu lên thực vật

Thuốc trừ sâu có khả năng tiêu diệt sâu bệnh nhưng lại tiềm tàng gây tác động tới khả năng kháng bệnh trên cây trồng. Do đó, có rất nhiều nhà khoa học khác cũng đã bắt đầu chú ý đến điều kỳ lạ này kể từ khi quy mô sử dụng thuốc trừ sâu nổi lên vào những năm 1950.

Càng sử dụng thuốc trừ sâu thì vấn đề sâu bệnh lại càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn một cách bí ẩn, chưa kể đến thuốc trừ sâu cũng làm chết nhiều thiên địch có ích.

Chaboussou đã thực hiện thí nghiệm của mình, và ông đã chứng minh được rằng thuốc trừ sâu có thể làm thay đổi đặc tính sinh lý tự nhiên của cây trồng, làm cho khả năng kháng lại sâu bệnh của cây trồng bị yếu đi.

Điển hình như thuốc trừ côn trùng organochlorine đã tác động xấu đến quá trình trao đổi sinh lý bình thường của con người. Khi cây bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu cũng sẽ tạo ra nhiều axit amin (đạm hòa tan) hơn thay vì protein.

Tất cả những thuốc trừ sâu mà Chaboussou đã kiểm tra điều làm cây gia tăng hàm lượng đạm, nhưng đồng thời lại bị thiếu hụt boron, một nguyên tố rất quan trọng để giúp cây hình thành nên thành bế bào vững chắc, kháng lại sâu bệnh. 

IV – Cách chăm hoa hồng không dùng thuốc

Nếu muốn bảo vệ cây hoa hồng toàn diện, chúng ta cần cung cấp lượng dinh dưỡng khoáng một cách hợp lý, đặc biệt là các chất khoáng có nguồn gốc tự nhiên thì càng tốt. Lợi ích của phân bón hóa học là cung cấp chất khoáng dưới dạng hòa tan, giúp cây trồng hấp thu nhanh chóng nhưng vì quá nhanh thì sẽ rất khó kiểm soát.

Nếu như bạn không phải là chuyên gia về dinh dưỡng cây hoa hồng thì không nên lạm dụng phân bón hóa học quá nhiều. Thay vào đó, sử dụng nguồn phân bón có nguồn gốc tự nhiên se giúp cây trồng có thể chủ động lựa chọn chất khoáng nào phù hợp với nhu cầu của chúng.

Bạn sẽ rất dễ bắt gặp những lời khuyên từ các “chuyên gia” trên mạng rằng nên bón Đạm vào thời kỳ X, bón Lân vào thời kỳ X và bón vi lượng vào thời kỳ Z. Nhưng kết quả nhận được chẳng phải là cây hoa hồng bị sâu bệnh tấn công nhiều hơn đó sao. Khi thừa đạm thì cây hoa hồng sẽ thu hút nhiều sâu bệnh hơn, trong cách hướng dẫn chăm bón từ David Austin cũng có cảnh báo tương tự.

Không nên bón thừa Đạm vì chúng sẽ khiến cho cây hoa hồng phát triển “dóng” và khi đó chúng rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Sau đó lại phải phun thuốc trừ sâu và tình trạng này càng nghiêm trọng hơn vào những lứa hoa sau đó, đó là một vòng luẩn quẩn không có hồi kết. Đừng có ham mà bón các loại phân không chuyên cho hoa hồng, dù có kết quả nhưng nó chẳng bền vững đâu.

Bài viết này không bài trừ phân bón hoa học nhưng nên hiểu về bản chất, tỷ lệ và nhu cầu để đáp ứng cho cây hoa hồng đúng cách. Đồng thời nên kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ vì chúng có nguồn gốc tự nhiên, giúp cho cây trồng khỏe “từ bên trong”, chống chọi tốt với sâu bệnh hại.

Không nên sử dụng phân chuồng chưa qua ủ, bởi hàm lượng đạm hòa tan quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cây không khác gì phân bón hóa học. Những loại phân gia cầm, gia xúc thì tuyệt đối phải được xử lý thông qua ủ trước khi đem ra bón cho cây.

Tham khảo từ tài liệu của TS Alan Broughton

© Alan Broughton
Giảng dạy và nghiên cứu sinh thái học nông nghiệp
Hội Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic Agriculture Association)
35 Haggars Road, Sarsfield, Victoria, Úc 3875
Email: matunda7@hotmail.com
Tháng 9 năm 2018

Cua Gạo Garden Team

Exit mobile version